Binh lực và phương án tác chiến của hai bên Chiến_dịch_Trường_Sa_và_các_đảo_trên_Biển_Đông

Loạt bài
Chiến tranh Việt Nam
Giai đoạn 1954–1959
Thuyết domino
Hoa Kỳ can thiệp
Miền Bắc – Miền Nam
Giai đoạn 1960–1965
Diễn biến Quốc tế – Miền Nam
Kế hoạch Staley-Taylor
Chiến tranh đặc biệt
Đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm
Giai đoạn 1965–1968
Miền Bắc

Chiến dịch:
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
Mũi Tên Xuyên –Sấm Rền

Miền Nam

Chiến tranh cục bộ
Chiến dịch:
Các chiến dịch Tìm-Diệt
Phượng Hoàng –Tết Mậu Thân, 1968

Diễn biến Quốc tế
Giai đoạn 1968–1972
Diễn biến Quốc tế
Việt Nam hóa chiến tranh
Hội nghị Paris
Hiệp định Paris
Chiến dịch:
Lam Sơn 719 – Chiến cục năm 1972 –
Hè 1972 –Mặt trận phòng không 1972 
Phòng không Hà Nội 12 ngày đêm
Giai đoạn 1973–1975
Hội nghị La Celle Saint Cloud
Chiến dịch:
Xuân 1975
Phước Long
Tây Nguyên  -Huế - Đà Nẵng
Phan Rang - Xuân Lộc
Hồ Chí Minh
Trường Sa và các đảo trên Biển Đông
Sự kiện 30 tháng 4, 1975
Hậu quả chiến tranh
Tổn thất nhân mạng
Tội ác của Hoa Kỳ và đồng minh
Chất độc da cam
tiêu bản

Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

Tham gia chiến dịch Trường Sa

Theo kế hoạch được Bộ Tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 thống nhất ngày 4 tháng 4 năm 1975, Đoàn 126 đặc công nước điều động Đội 1 gồm 170 sĩ quan, chiến sĩ phối hợp với một phân đội hỏa lực của Tiểu đoàn 471 (Quân khu 5) sử dụng ba tàu vận tải T673, T674, T675 vốn trước đây là các "tàu không số" với thủy thủ đoàn hơn 60 người có kinh nghiệm đi biển của Đoàn hải quân vận tải 125 tổ chức hành quân ra chiếm các đảo trên quần đảo Trường Sa. Phương án tấn công là bí mật, bất ngờ đổ bộ chiếm các đảo. Ngày tấn công (Ngày N) được chọn vào lúc mặt trận Xuân Lộc mở màn. Thời điểm tấn công (giờ G) được xác định từ 0 giờ đến 2 giờ sáng; khi đó, có thể tận dụng hình thái thủy văn thuận lợi (nước triều cao) để bí mật đổ quân. Trong khi hành quân, hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị vô tuyến điện để giữ bí mật tuyệt đối.[8]

Tham gia đánh chiếm các đảo gần bờ

Đối với các đảo gần bờ biển miền Nam Việt Nam, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chủ yếu dùng lực lượng địa phương kết hợp với nổi dậy tại chỗ. Riêng tại các đảo Hòn Tre (Khánh Hòa), Cù Lao Thu (Phú Quý, Bình Thuận) có sử dụng các đơn vị chính quy:

  • Tại Hòn Tre: Tiểu đoàn 3, trung đoàn 19, sư đoàn 968 và quân của tỉnh đội Khánh Hoà.
  • Tại Cù Lao Thu: một đại đội đặc công nước thuộc tiểu đoàn 407, một đại đội bộ binh thưộc trung đoàn 95, (từ sư đoàn 325 chuyển thuộc sư đoàn 3-Quân khu 5).

Quân lực Việt Nam Cộng hoà

Tại Trường Sa

Do có lực lượng hải quân khá mạnh, QLVNCH chỉ để một số đơn vị bộ binh nhỏ giữ phần đất nổi đênh các đảo và đá. Lực lượng chủ yếu là tiểu đoàn 371 địa phương quân Phước Tuy, tổng cộng có 163 sĩ quan và binh lính, được bố trí trên 5 đảo quan trọng của quàn đảo Trường Sa, gồm có:

  • Đảo Nam Yết: là nơi đóng chỉ huy sở, có 50 sĩ quan và binh sĩ
  • Đảo Song Tử Tây: có 39 sĩ quan và binh sĩ
  • Đảo Sơn Ca: có 25 sĩ quan và binh sĩ
  • Đảo Sinh Tồn: có 19 sĩ quan và binh sĩ
  • Đảo Trường Sa: có 30 sĩ quan và binh sĩ.[9]

Hỏa lực trang bị chủ yếu là súng bộ binh (gồm cả vũ khí cá nhân và vũ khí cộng đồng), súng chống tăng M-72. Khi cần thiết, khu trục hạm HQ-4 (Trần Khánh Dư), các tuần dương hạm HQ-03 Trần Nhận Duật, HQ-16 (Lý Thường Kiệt), HQ-17 (Ngô Quyền), các hộ tống hạm HQ-12 (Ngọc Hồi) và HQ-14 (Vạn Kiếp) chi viện hỏa lực từ trên biển. Các hải vận hạm HQ-402 (Lam Giang) và HQ-403 (Hương Giang) có nhiệm vụ vận tải, tiếp tế, chuyển quân tăng viện, thay quân cho các đảo.

Tại các đảo gần bờ

Tại Côn Đảo và Phú Quốc, QLVNCH bố trí tại mỗi đảo khoảng 2.000 quân, gồm từ một đến 2 tiểu đoàn bảo an, 2 đại đội cảnh sát và trên dưới 1.000 trật tự viên của các trại giam (quản giáo). Tại Côn Đảo và Phú Quốc còn có hai sân bay (Cỏ Ống và Dương Đông) với đường băng ngắn, được sử dụng cho các máy bay cánh quạt hạng nhẹ và trực thăng. Ngoài hai đảo trên, do không phải là địa bàn trọng yếu nên ban đầu, QLVNCH bố trí trên các đảo ven bờ một số ít đơn vị địa phương quân. Tuy nhiên, sau khi phải rút khỏi Quân khu I và Quân khu II, quân số tại các đảo này tăng lên nhanh chóng do các đơn vị QLVNCH rút chạy ra đây. Riêng tại Cù Lao Thu (Phú Quý), ngoài một liên đội dân vệ và một trung đội cảnh sát vũ trang còn có hơn 800 quân từ Hàm Tân chạy ra đảo trong tháng 4 năm 1975. Từ 22 tháng 4 năm 1975, Hải quân QLVNCH điều động tàu hộ tống HQ-11 (Chí Linh) và một tàu tuần duyên (loại WPB) tham gia bảo vệ đảo này.[10]